Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở các lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Theo đó, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động việc làm và dạy nghề cho lao động nữ trong thời gian qua đã được ghi nhận, quy định đầy đủ tại Hiến pháp năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2019, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020… Quán triệt các mục tiêu, quan điểm của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có những giải pháp bền bỉ và quyết liệt nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới trong lao động việc làm và dạy nghề cho lao động nữ. Đến nay, Hà Tĩnh đã đạt 15/22 chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Những kết quả đó góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới ngày càng đi vào thực chất, nâng cao tỷ lệ giải quyết việc làm và dạy nghề cho lao động nữ, bên cạnh đó nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Lạc - TUV, Giám đốc Sở LĐTB&XH tham dự lễ khai giảng và bàn giao động cơ ôtô Vinfast cho Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh.
Giảm khoảng cách giới trong lao động việc làm. Tính đến cuối năm 2019, lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế tỉnh Hà Tĩnh là 718.960 người (chiếm 55,78% tổng dân số toàn tỉnh), tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm qua đào tạo chung là 467.181 người (chiếm tỷ lệ 64,98%). Có 5.324 doanh nghiệp đang hoạt động (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,ndoanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp thuộc các loại hình khác) . Tổng số lao động mà các doanh nghiệp sử dụng là 86.652 người, trong đó lao động nữ là 25.718 người (chiếm 29,68%). Trong 10 năm qua đa giai quyêt viêc lam cho 272.722 lươt ngươi (trong đo nư chiêm 48,6%), xuât khâu lao đông 60.000 lươt ngươi (nư chiêm 32%), hô trơ cho trên 91.000 lươt chi em phu nư vay vôn phat triên san xuât, vơi tông sô tiên 2.400 tỷ đông. Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đến nay đã có gần 55.000 nữ là chủ hộ kinh doanh cá thể (chiếm tỷ lệ 86%), trên 5.500 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ chủ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm và hàng ngàn chị em phụ nữ là thành viên sáng lập, góp vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác... Số doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo đã tăng từ 10% (năm 2015) lên 14% (năm 2020). Trong lĩnh vực lao động, việc làm, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ban hành nhiêu chinh sach nhăm hô trơ, khuyên khich tao viêc lam, ưu tiên tuyển nữ sinh viên giỏi vào làm việc tại các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND câp huyên; chinh sach hô trơ, khuyến khích doanh nghiêp, hơp tac xa tuyên dung lao đông trên đia ban; thanh lâp quy hô trơ đao tao, chuyên đôi nghê, giai quyêt viêc lam cho lao đông bi thu đât; chinh sach hô trơ, khuyên khich xuât khâu lao đông, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, phát triển ngành nghề, tạo cơ hội về việc làm và việc làm ổn định cho lao động nữ. Hàng năm tỉnh đã kêu gọi, huy động nguồn vốn đầu tư vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) để đầu tư các dự án cho khu vực nông thôn, miền núi. Hàng năm, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh (Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội) phối hợp tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền hướng dẫ̃n các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến chế độ chính sách của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Nhờ đó, đời sống của lao động nữ đã không ngừng được cải thiện. Thực hiện chiến lược Vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó thúc đẩy công tác bình đẳng giới, các cơ quan, doanh nghiệp đã chăm lo nâng cao chất lượng sống cho lao động nữ. Cụ thể như không ngừng cải thiện môi trường làm việc, nâng cao thu nhập, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho lao động nữ như: được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, đúng quy định. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp động của lao động nữ mang thai được đảm bảo. Các chế độ nghỉ thai sản, khám sức khỏe định kỳ, bồi dưỡng chế độ độc hại luôn được quan tâm thực hiện. Lao động nữ cơ bản làm việc và hưởng quyền lợi bình đẳng như lao động nam (tiền lương, thu nhập, phúc lợi….); lao động nữ được khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo đúng quy định của pháp luật. Đào tạo nghề cho lao động nữ ngày càng được chú trọng Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực luôn được Đảng, Nhà nước ta coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nền tảng của sự phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia, là nhân tố góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giai đoạn 2011 - 2020, tổng số lao động dưới 45 tuổi được đào tạo nghề là 171.615 người, trong đó nữ 80.028 người (chiếm 46,6%). Các lớp đào tạo nghề về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt, may công nghiệp và dân dụng, nghiệp vụ lễ tân khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật pha chế, chăm sóc sắc đẹp ... đã giúp chị em trang bị kiến thức về các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Lạc - TUV, Giám đốc Sở LĐTB&XH trao giải cho hai đơn vị đạt giải Nhì tại Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hà Tĩnh năm 2019
Việc triển khai các chính sách, chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thời gian qua được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy định, hướng dẫ̃n, chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đối tượng được tập trung ưu tiên được hỗ trợ đào tạo nghề là phụ nữ, đặc biệt là lao động nữ bị mất việc làm. Các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh và UBND tỉnh đã cụ thể hoá các mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tổ chức phân cấp, tạo sự chủ động thực hiện các địa phương, đồng thời có sự phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị có liên quan thực hiện. Các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực thi nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, cơ sở đào tạo và tạo điều kiện cho người dân sớm tiếp cận, nắm bắt được các chủ trương, chính sách, nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu việc làm tại địa phương và gia nhập thị trường lao động quốc tế, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo nghề nêu ở trên, công tác quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ban hành các cơ chế chính sách, các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp được quan tâm triển khai thực hiện. Hà Tĩnh là một trong những địa phương tiên phong cả nước thực hiện việc sát nhập 03 trung tâm: (1) Trung tâm hướng nghiệp, (2) Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề thành 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Cùng với sắp xếp các trung tâm dạy nghề cấp huyện, Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng Đề án sắp xếp, sát nhập các Trường dạy nghề công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng - Khóa XII và Nghị quyết số số 36/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay, Hà Tĩnh có 22 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (giảm 8 đơn vị so với năm 2015). Những kết quả đạt được nêu trên có ý nghĩa quan trọng, hết sức to lớn, song vẫ̃n cần đặt ra các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động việc làm và đào tạo nghề cho lao động nữ. Trong thời gian tới, Hà Tĩnh cần tiếp tục tập trung làm tốt một số giải pháp như sau: Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Tập trung huy động các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội để đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư thành lập các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và thực hiện đấu thầu bình đẳng chỉ tiêu đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo nghề nhà nước quản lý với cơ sở đào tạo nghề tư nhân đầu tư. Đồng thời đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đầu tư sang mô hình tự chủ toàn bộ hoặc tự chủ một phần kinh phí. Hai là, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn nâng cao hiệu lực hiệu quả theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10 -2017 XII. Đẩy mạnh việc thực hiện mô hình phối hợp “Nhà trường- Doanh nghiệp” trong việc thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các cơ sở dạy nghề trong nhiệm kỳ tới.
Tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả công lập, dân lập và chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án, nhà đầu tư trên địa bàn, hướng tới mục tiêu thay thế các chuyên gia nước ngoài. Ba là, tiếp tục triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu học nghề của xã hội và yêu cầu phát triển kinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiện các chương trình, đề án của tỉnh về: Xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp; Đề án mỗi xã mỗi sản phẩm; Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025. Bốn là, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nhất là sàn giao dịch việc làm, tổ chức thường xuyên phiên giao dịch việc làm lưu động đến các vùng nông thôn, tăng cơ hội tiếp cận thông tin việc làm phù hợp với trình độ và khả năng cho lao động nữ.