Theo thống kê, đến tháng 10/2017, toàn quốc đã có gần 1,2 triệu trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cơ bản (đạt hơn 70%). Dự kiến, hết năm 2017, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ sẽ đạt mức 95%.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến thời điểm này, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã cập nhật, quản lý thông tin của hàng triệu trẻ tại 12.000 xã, phường trên toàn quốc. Đây là cơ sở để cán bộ y tế nắm thông tin tốt hơn với những trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng thiếu mũi, vận động cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng kịp thời.
Theo thống kê, đến tháng 10/2017, toàn quốc đã có gần 1,2 triệu trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cơ bản (đạt hơn 70%). Dự kiến, hết năm 2017, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ sẽ đạt mức 95%.
Hết năm 2017, trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 95% |
Ở quy mô tỉnh, nhiều địa phương đạt tỉ lệ cao trên 75% như: Hà Nội (82%), Tiền Giang (76%), Đồng Tháp (75,5%), Hà Tĩnh (75,5%), Hậu Giang (75,4%), Quảng Trị (75,3%), Cà Mau (75,1%).
Một loại vaccine được cho là “khó” nâng tỉ lệ tiêm chủng là vaccine viêm gan B liều sơ sinh, tuy nhiên trong năm 2017, tỉ lệ này đã được cải thiện đáng kể với tỉ lệ tăng tại 56/63 tỉnh/thành phố. Trong đó Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Cao Bằng, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Bến Tre, Cà Mau tăng 15-24% so với cùng kỳ 2016, góp phần nâng tỉ lệ tiêm vaccine viêm gan B chung trên toàn quốc là 53,5%, tăng so với cùng kỳ 2016 là 44,7%. Cả nước có thêm 105.000 trẻ em ra đời được tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
Các chuyên gia dịch tễ lưu ý: Lịch tiêm chủng không mang tính ngẫu nhiên, mà được lập ra dựa vào kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu khi tiêm chủng vaccine. Vì thế, để giảm thiểu nguy cơ mắc dịch bệnh nguy hiểm, nhiều địa phương đã tổ chức tiêm chủng bổ sung cho trẻ phải trì hoãn tiêm do mắc bệnh vào đúng lịch tiêm hoặc chưa tiêm đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo.