Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và kiểm tra cải cách hành chính tại các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành lao động, thương binh và xã hội.
- Thông qua kiểm tra, tự kiểm tra để đánh giá đúng thực trạng tình hình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai hoạt động cải cách hành chính, vai trò của người đứng đầu trong cải cách hành chính.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đơn giản hóa, công khai và giải quyết TTHC.
- Qua kiểm tra, tự kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện; tổng hợp những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giải quyết để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Xác định việc kiểm tra và tự kiểm tra thực hiện cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để công tác cải cách cách hành chính đạt hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, tổ chức rà soát lại những việc đã thực hiện, chưa thực hiện được quy định tại Kế hoạch số 27/KH-SLĐTBXH ngày 22/01/2021 của Giám đốc Sở về cải cách hành chính năm 2021; Kế hoạch số 28/KH-SLĐTBXH ngày 22/01/2021 về việc tuyên truyền cải hành chính năm 2021, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc (nếu có) để báo cáo Giám đốc Sở (qua Văn phòng) đối với đơn vị tự kiểm tra hoặc báo cáo Đoàn kiểm tra đối với đơn vị có đoàn kiểm tra về làm việc.
- Đoàn kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra để hướng dẫn; kết thúc đợt kiểm tra có báo cáo tổng hợp trình Giám đốc Sở.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
Công tác kiểm tra, tự kiểm tra thực hiện cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị tập trung vào các nội dung chính sau:
1. Cải cách thể chế
- Công tác tham mưu, ban hành văn bản (việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế);
- Việc tổ chức thực hiện các văn bản QPPL của cấp trên, các chương trình, kế hoạch của Sở.
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Chất lượng văn bản tham mưu, ban hành.
2. Cải cách thủ tục hành chính
- Thực hiện công tác rà soát, cập nhật, bổ sung, công khai thủ tục hành chính; Việc giải quyết các công việc có liên quan đến người dân, đối tượng.
- Đơn giản hóa TTHC;
- Tiếp nhận xử lý phản ánh về các quy định hành chính; tiến độ xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
3. Cải cách tổ chức bộ máy
- Việc sắp xếp công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
- Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại viên chức theo Nghị định số 115/2019/NĐ-CP của Chính phủ
- Việc Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, của Sở về việc sắp xếp xếp, tổ chức bộ máy theo Nghị định số 120/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành quy chế hoạt động của cơ quan và kết quả thực hiện.
- Việc thực hiện các quy định của UBND tỉnh về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức.
4. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Kết quả việc triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Luật Công chức, Luật Viên chức.
- Việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các nội dung của đề án Văn hóa công vụ.
- Phân công, bố trí cán bộ, viên chức; thực hiện các quy trình đề nghị bổ nhiệm, đề bạt; xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 35/CT-TU ngày 04/11/2008; Kết luận số 05/KL-TU ngày 25/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh và Quyết định số 697/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 về việc phê duyệt Đề án đối mới phương thức hoạt động của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh; Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh Ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh về thực hiện CCHC; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Văn hóa công vụ, Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết quả thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động theo quy định hiện hành.
- Việc cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; tình hình quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
5. Cải cách tài chính công
- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công.
- Vấn đề tiết kiệm, sử dụng kinh phí hiệu quả.
- Kết quả thực hiện các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.
- Việc chuyển đổi cơ chế tự chủ về kinh phí hoạt động của các đơn vị có thu.
6. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tại các đơn vị: kết quả ứng dụng phần mềm điện tử I-O, các trang thông tin, Chính phủ điện tử...
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý theo chất lượng ISO 9001:2015 tại các đơn vị đã xây dựng.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC
- Kết quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CCHC cho mọi đối tượng.
- Việc xây dựng, thực hiện Kế hoạch CCHC và tuyên truyền năm 2021, Kế hoạch tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện CCHC và kết quả thực hiện năm 2021.
- Việc chấn chỉnh, xử lý các vi phạm.
- Đánh giá vai trò người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC.
- Việc khắc phục các tồn tại, hạn chế qua tự kiểm tra CCHC năm 2020.
- Việc thực hiện chế độ báo cáo, chất lượng báo cáo.
III. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN
1. Tự kiểm tra
- Văn phòng Sở, Các phòng chuyên môn có trách nhiệm tự kiểm tra theo các nội dung ở mục II.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức tự kiểm tra, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện CCHC tại đơn vị báo cáo Giám đốc Sở (qua Văn phòng)
2. Tổ chức Đoàn kiểm tra
Sở thành lập Đoàn kiểm tra (có quyết định riêng).
3. Thời gian kiểm tra
- Kiểm tra đột xuất: Trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở.
- Kiểm tra các nội dung của CCHC, gắn với đánh giá, chấm điểm, xếp loại công tác CCHC cả năm cuối quý III năm 2021 ở tất cả các đơn vị trực thuộc (Lịch kiểm tra chi tiết gửi sau).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, phòng LĐTBXH có trách nhiệm
Chủ động kiểm tra, rà soát những việc đã thực hiện và chưa thực hiện, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan để làm việc với Đoàn kiểm tra.
2. Văn phòng có trách nhiệm
- Chủ trì tham mưu Giám đốc thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo thời gian của kế hoạch này.
- Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng kinh phí phục vụ cho đợt kiểm tra.
- Tổng hợp báo cáo kết quả cải cách hành chính toàn ngành năm 2021 trình Giám đốc Sở.
Giám đốc Sở yêu cầu các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh trực tiếp về Giám đốc Sở (qua phòng Văn phòng) để được giải quyết./.