Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 8-10/7/2020, tại kỳ họp Đ/c Nguyễn Trí Lạc - TUV - UVUBND tỉnh - Đại biểu HĐND tỉnh - Bí thư đảng ủy - Giám đốc Sở LĐTBXH phát biểu về lĩnh vực Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp và An sinh xã hội.
Kính thưa Chủ tọa Kỳ họp Kính thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh và nhân dân tỉnh nhà Thay mặt cho Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại huyện Vũ Quang, chúng tôi đồng tình cao với báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của UBND tỉnh trình tại kỳ họp. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của tất cả nước trên thế giới. Nhưng chúng ta đã tập trung triển khai quyết liệt và huy động được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc, là một tỉnh có nguy cao khi mà chúng ta có hơn 74.000 lao động làm việc ở nước ngoài, chỉ tính riêng trong thời kỳ cao điểm của dịch có trên 7.000 lao động từ Thái Lan, Trung Quốc, Lào về nước nhưng chúng ta đã kiểm soát được tình Hình không để xẩy ra ca nhiểm trong công đồng. Thành công của Việt Nam được cả thế giới đánh gia cao, như Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu là Việt Nam chúng ta thật sự hạnh phúc khi không có gia đình phải đeo khăn tang vì đại dịch Covid-19. Trong lúc đó, đến nay trên thế giới đã có trên 11.766.000 người bị nhiểm vi rút Covid-19, hơn 541.000 đã bị tử vong. Và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành tất cả các nước trên thế giới, nhiều nước kinh tế rơi vào tăng trưởng âm và bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng, nhưng Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 là 1,81% và đối với Hà Tĩnh chỉ số tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 1,5%, và ngành công nghiệp – xây dựng chỉ số tăng trưởng đạt trên 2,6%; các lĩnh vực văn hóa – xã hội, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, cải cách hành chính đều đạt chỉ số tăng trưởng ở mức cao so với bình quân chúng cả nước. Đối với chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Hà Tĩnh đã phát huy được vai trò giám sát của Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân ngay từ khi kê khai lập danh sách, vì vậy việc thực hiện chính sách kịp thời đảm bảo chế độ, đúng đối tượng. Đến nay đối với 3 nhóm đối tượng hỗ trợ đầu tiên đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo Hà Tĩnh đã hoàn thành việc chi trả trong tháng 5/2020 với 172.083 người, với tổng kinh phí hỗ trợ 197 tỷ đồng. Đối với 04 nhóm đối tượng còn lại sẽ trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/7/2020 và hoàn thành việc chi trả cho tất cả đối tượng xong trong tháng 7/2020. Kính thưa quí vị đại biểu! Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh ta không ngừng quan tâm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… Trong nhiệm kỳ vừa qua chỉ riêng về lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội, HĐND tỉnh ban hành và chỉ đạo giám sát thực hiện thành công 9 Nghị quyết. Trong đó đối với lĩnh vực giảm nghèo, cùng với nguồn lực đầu tư từ trung ương và nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án và đóng góp của nhân dân, trong 5 năm qua với 10 chính sách chung và 5 dự án thành phần Hà Tĩnh đã đầu tư trên 11.000 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo, tăng hơn so dự kiến ban đầu là 4.000 tỷ đồng và chủ yếu là tăng từ nguồn huy động và nguồn xã hội hóa. Những kết quả đạt được trên lĩnh vực giảm nghèo, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Hà Tĩnh từ 11,4% đầu năm 2016 xuống còn còn 4,53% năm 2019, dự kiến đến cuối năm 2020 giảm xuống dưới 3% (Như vậy, trong 5 năm Hà Tĩnh đã giảm được 11.500 hộ nghèo và 17.200 hộ cận nghèo). Hiện nay, chúng ta có 68.000 người (chiếm 5,3% dân số) thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng với tổng kinh phí cân đối từ ngân sách Trung ương hàng năm gần 400 tỷ đồng. Trong đó có 1404 người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tự đủ điều kiện đưa vào Trung tâm nuôi dưỡng tập trung, hiện đang sống tại cộng đồng dân cư, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng trên chuẩn nghèo, hơn 1000 thành viên thuộc 477 hộ người có công được hỗ trợ về thu nhập hàng tháng trên mức chuân nghèo cân đối từ ngân sách tỉnh, có 6.800 người cao tuổi, người tàn tật nặng và đặc biệt nặng được hỗ trợ thu nhập từ quĩ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup mỗi năm bình quân 32 tỷ đồng với thời hạn 5 năm, có 230 người được nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH công lập, 80 người tâm thần kinh rối nhiễu tâm trí được đưa vào bảo vệ khẩn cấp tại trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng tâm thần kinh. Hà Tĩnh tự hào khi đến nay không còn người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo. Toàn bộ hồ sơ tồn đọng của người có công với cách mạng đã giải quyết cơ bản; đặc biệt là các vụ việc phức tạp, khiếu nai kéo dài hàng chục năm nay đã được xử lý dứt điểm. Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc nuôi dưỡng người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội được đầu tư nâng cấp, mở rộng để tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng ngày càng tốt hơn. Trên lĩnh vực giải quyết việc làm, thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên, đến nay đã có trên 12.000 người được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh. Đặc biệt, là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tạo ra được đột phá trong việc đưa lao động đi làm việc tại thị trường chất lượng cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu âu (chiếm hơn 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài và chiếm hơn 40% số việc làm mới được tạo ra hàng năm). Hiện nay, Hà Tĩnh đang có trên 74.000 người đang làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm người lao động gửi về nước với số ngoại tệ lên đến trên 5.000 tỷ đồng. Từ nguồn lực của chương trình xuất khẩu mang lại đã đóng góp quan trong cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo. Kính thưa Quí vị đại biểu, Mặc dù trên lĩnh vực lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo với các cơ chế chính sách của TW, NQ của HĐND tỉnh đã được những kết quả hết sức quan trọng và toàn diện, có thể cho rằng chưa bao giờ và chưa khi nào chúng ta có đầy đủ hệ thống chính sách ASXH bao phủ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người dân như hiện nay. Tuy vậy thời gian tới vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều thách thức đang đặt ra cho tỉnh và các địa phương. Trước hết đó là thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững theo tiêu chí mới. Dự kiến của Chính phủ sẽ nâng mức chuẩn nghèo từ 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị (hiện nay) lên mức 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Với mức tăng chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 (tăng gấp 2,14 lần ở khu vực nông thôn và tăng gấp 2,22 lần ở khu vực thành thị) thì dự kiến tỷ lệ hộ nghèo Hà Tĩnh sẽ rơi vào khoảng từ 15- 17% và tỷ lệ hộ cận nghèo của Hà Tĩnh cũng rơi vào khoảng từ 14% đến 15%. Với tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo là trên 30% sẽ đặt ra cho Hà Tĩnh nhiều thách thức trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo để thực hiện Đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới trước năm 2025. Mặt khác việc xác định hộ nghèo gặp rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng khi gặp phải bệnh tật, bệnh hiểm nghèo thì trở thành hộ nghèo rất nhanh vì vậy cần kiến nghị chính phủ hoặc HĐND tỉnh có chính sách cho những người mắc bệnh hiểm nghèo thiếu hụt khả năng về tài chính về thẻ khám chữa bệnh y tế. Thứ hai, thực hiện quyết định 522 của thủ tướng chính phủ về phân luồng hướng nghiệp, dạy nghề là mục tiêu chiến lược nhưng sẽ tạo áp lực lớn cho hệ thống các trung tâm GDNN, GDTX, KT-Hướng nghiệp cấp huyện về đầu tư CSVC-TTB- giảng dạy, học tập, biên chế giáo viên. Trong lúc đó lâu nay hầu như hệ thống này ít được quan tâm; cơ sở vật chất xuống cấp trang thiết bị không được đầu tư mua sắm. Thứ 3, Đối với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm trong giai đoạn tới đây được xác định là mũi đột phá chiến lược cần được đặc biệt quan tâm đầu tư nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức khi mà trong thời gian vừa qua nguồn lực từ trung (CTMTQG-1956), từ ngân sách địa phương bố trí cho các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình đào tạo nghề sơ cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đạt thấp chỉ 53,1% và sẽ kết thúc vào năm 2020. Nếu chung ta không ban hành các chính sách chiến lược mới. Thứ tư là: Chương trình đào tạo nghề, GQVL cho người dân bị thu đất sản xuất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, trong đó người dân bi thu hồi đất ở khu kinh tế Vũng Áng (người dân thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh) là rất lớn và đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa được triển khai đầy đủ, quyết liệt. Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện quyết định Số: 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 và quyết định Số: 06/2019/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019 sửa đổi bổ sung quyết định Số: 64/2014/QĐ-TTg chậm được triển khai thực hiện đồng bộ đây là thiệt thòi lớn cho người dân tái định của của Huyện Vũ Quang để thực hiện dự án thủy lợi thủy điện Ngàn Trươi Câm trang Thứ 5: Đối với Chương trình xuất khẩu lao động, đây là thế mạnh của Hà Tĩnh, nhưng từ tháng 2 đến nay Chương trình XKLĐ sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu Âu về cơ bản đang phải đóng băng và chiều hướng mở sớm trở lại vẫn chưa có triển vọng cao. Vì vậy, các mục tiêu của HĐND tỉnh đề ra mỗi năm XKLD đạt trên 8.500 người sẽ khó hoàn thành (dự kiến năm 2020 kết quả thực hiện cũng chỉ đạt 50% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh). Điều này sẽ tác động lớn đến việc làm và thu nhập của người lao động. Trên đây là một số nội dung xin được báo cáo và kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét và có chương trình, giải pháp xây dựng ban hành các chính sách phù hợp trong tình hình mới. Xin trân trọng cảm ơn