Chiều ngày 20/7/2020, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam do bà Đinh Thị Nhụy, Phó Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật dẫn đầu đã có buổi làm việc giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách người khuyệt tật tại tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Thông, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các phòng chuyên môn liên quan và các đơn vị trực thuộc sở; đại diện các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo; Y tế, Xây dựng; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi; Hội người mù; Hội nạn nhân chất độc ca cam DIOXIN.
Thực hiện Luật người khuyết tật, Công ước của Lên hợp quốc về người khuyết tật, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách người khuyết tật như: Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh về đạo tạo trình độ sơ cấp, đạo tạo dưới 3 tháng giai đoạn 201702020; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 12/3/2013 về thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 03/9/2013 về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 về quy định mức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản của trung ương và UBND tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể xã hội, các hội, các tổ chức đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã chủ động ban hành văn bản cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên và quán triệt, triển khai đến cơ sở; bám sát nội dung để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về công tác trợ giúp người khuyết tật.
Thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về NKT đã được cấp ủy, chính quyền các cấp; các sở, ngành và tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. Người khuyết tật tự tin hơn, đã nỗ lực vượt qua mặc cảm vươn lên khẳng định khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 91.787 người khuyết tật, chiếm 7,12% tổng dân số (nam: 43.934 người; nữ: 47.853 người), trong đó: khuyết tật đặc biệt nặng là 7.172 người; khuyết tật nặng là 32.315 người; khuyết tật nhẹ là 51.973 người; khác 327 người. Hiện có 45.206 người khuyết tật được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật; chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho 27.109 người, kinh phí hơn 147 triệu đồng/năm; 100% người khuyết tật là đối tượng thương binh, bệnh binh, NKT đặc biệt năng, NKT nặng, NKT là người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
goài trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách BHYT, hỗ trợ mai táng phí; các chính sách khác đối với NKT cũng được đặc biệt quan tâm: trong 5 năm (2016-2020) đã cấp dụng cụ hỗ trợ cho 1.733 NKT; Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh năm 2019 đã vận động trên 8,3 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 7.555 lượt em, trong đó khám sáng lọc miễn phái cho 2.566 trẻ bị các vấn đề về tim, hỗ trợ phẫu thuật cho 35 em bị bệnh tim, 40 em bị sứt môi, hở vòm; các cấp Hội đã phối hợp với các trung tâm y tế, các bệnh viện, vận động các nguồn lực tài trợ, khám sức khỏe, hỗ trợ về y tế, phục hồi chức năng cho NKT, đến nay đã cấp miễn phí 3.219 xe lăn, khám mổ cho 1.500 người mù, làm mới và sửa chữa 561 nhà ở cho NKT, tặng trên 70.000 suất quà và cấp học bổng cho học sinh khuyết tật. 100% trẻ em học sinh mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và chi phí học tập. Tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp cho 745 NKT; cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với 384 NKT để phát triển sản xuất. Các hoạt động văn hóa, thể thao dành cho NKT ngày càng được quan tâm, nhiều vận động viên khuyết tật tham gia thi đấu giải quốc gia, quốc tế đạt nhiều thành tích cao. Công tác trợ giúp pháp lý được quan tâm thực hiện; các phương tiện giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng đã được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định để giúp NKT được tiếp cận, thuận lợi trong việc lưu thông, tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác trợ giúp NKT vẫn còn nhiều tồn tại đó là nhiều trẻ em khuyết tật chưa được đến trường; việc quan tâm, chăm lo cho NKT mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội; công tác dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật còn hạn chế; người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý, tiếp cận giao thông; người khiếm thị không thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình (phần mềm đọc chữ, chữ nổi...) và chưa có trường, lớp và phương tiện giảng dạy phù hợp. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, phân tích làm rõ thêm một số kết quả đạt được và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác người khuyết tật như công tác dạy nghề, hỗ trợ sinh kế, giải quyết việc làm; các giải pháp về cải tạo, nâng cấp các công trình cộng động để đảm bảo NKt được tiếp cận thuận lợi... Kết luận tại buổi làm việc, bà Đinh Thị Nhụy, Phó Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật ghi nhận và đánh giá cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyệt tật của tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời đề nghị các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể, các Hội tiếp tục bám sát các chương trình, kế hoạch của trung ương, của tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp NKT phù hợp với tình hình thực tiễn.