1. Tên sáng kiến: Xây dựng và ứng dụng phần mềm thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người dân Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ
2. Mô tả ngắn gọn các giải pháp cũ thường làm:
Năm 2020 cả thế giới trải qua đại dịch chưa từng có trong lịch sử. Dịch bệnh covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của tất cả quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta đã huy động tổng lực, toàn dân đồng lòng cùng với Chính phủ đã ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh; thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ Tướng chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa chống dich an toàn.
Trong những ngày đầu năm 2020, nước ta đã xuất hiện một số ca bệnh do nhiễm covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về giãn cách xã hội; một số ngành nghề kinh doanh không thiết yếu bị ngừng hoạt động; những người yếu thế trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Trong bối cảnh đó Chính phủ đã triển khai gói cứu trợ 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Tại địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được giao là cơ quan thường trực triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/QĐ-TTg. Theo Quyết định số 15/QĐ-TTg, mỗi người dân thuộc đối tượng hưởng chế độ được 1 lần theo mức cao nhất.
Để thực hiện chi trả một cách công khai, minh bạch kịp thời cho các đối tượng, các cán bộ phải xây dựng cơ sở dữ liệu từ excel; sử dụng hàm Excel để lọc thủ công các đối tượng. Trong trường hợp người dân có hộ khẩu khác với nơi làm việc bị mất việc làm thì các huyện phải phối hợp với nhau để rà lại toàn bộ dữ liệu của đối tượng để xác định trường hợp trùng chế độ.
Hội đồng thẩm định cấp tỉnh phải thực hiện thủ công để xác định danh sách cấp huyện đề xuất đảm bảo yêu cầu (thuộc đối tượng chi trả hàng tháng theo quy định, không trùng lặp các chế độ chính sách khác), với số lượng hơn 200.000 người đề xuất hỗ trợ, nhưng phải kịp thời trong thời gian ngắn (trước 30/4/2020) tiền hỗ trợ theo NQ42 phải đến tận tay của người dân.
Với thời gian rất ngắn, công việc rất phức tạp việc sử dụng phương pháp thủ công sẽ cần huy động lớn nguồn lực, độ chính xác không cao, việc thực hiện giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và người dân sẽ khó khăn.
3. Mục đích của các giải pháp sáng kiến:
Xây dựng phần mềm có chức năng lọc đối tượng theo các cấp độ sau:
+ So khớp danh sách đề xuất của người dân, của địa phương với danh sách chi trả cho người có công, người thuộc diện bảo trợ xã hội có danh sách chi trả trong tháng 4; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tính tại thời điểm 31/12/2019 theo Quyết định của Chính phủ (gọi tắt là danh sách gốc). Đưa ra cảnh báo những người không thuộc diện có trong danh sách gốc để loại bỏ những người đã dề xuất nhưng không thuộc đối tượng được hưởng.
+ Lọc và đưa ra cảnh báo cáo đối tượng trùng chế độ để phê duyệt hưởng chế độ cao nhất theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/QĐ-TTg
+ Thống kê việc chi trả cho người dân, tổng hợp báo cáo theo quy định của Chính phủ; Bộ LĐTBXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
+ Công khai minh bạch danh sách và tình trạng chi trả của từng đối tượng để các tổ chức chính trị xã hội và người dân giám sát.
4. Bản mô tả giải pháp sáng kiến:
4.1. Thuyết minh giải pháp mới, cải tiến
- Hệ thống phần mềm thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người dân Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ là hệ thống đầu tiên được nghiên cứu xây dựng và triển khai ứng dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chưa có tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu xây dựng hệ thống tương tự. Hệ thống được chuyển giao miễn phí cho 15 tỉnh thành để cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Để đảm bảo hiệu năng của máy chủ, và tăng tốc độ truy cập đồng thời; Hệ thống đã xây dựng trên nền tảng triển khai hệ thống server song song (1 máy đặt tại Sở LĐTBXH và 2 máy đặt tại Sở Thông tin và truyền thông)
- Giải pháp về xử lý lọc so khớp với dữ liệu gốc: Xây dựng và chuẩn hóa bộ cơ sở dữ liệu gốc về người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, người cận nghèo; xây dựng và triển khai giải thuật so khớp để so sánh và đưa ra cảnh báo về sự trùng khớp dữ liệu đề xuất từ xã, phê duyệt của huyện với dữ liệu gốc
- Giải thuật về xử lý chống trùng đối tượng: Hệ thống đã triển khai bộ khóa gốc (họ tên, quê quán, ngày sinh, CMND) để làm khóa so sánh và đưa ra cảnh báo những người để xuất trùng chế độ hỗ trợ; ngoài ra thêm các khóa chỉ lọc trùng CMND hoặc trùng tên, ngày sinh và CMNS
- Cập nhật kết quả chi trả: Mỗi xã được cấp 1 tài khoản đăng nhập hệ thống để thực hiện cập nhật chi trả; huyện được cấp tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu của huyện; hệ thống cứ 15 phút tự động cập nhật chi trả và tổng hợp 1 lần (đồng thời thiết kế thêm nút cập nhật hệ thống để người sử dụng có thể cập nhật tức thì). Chỉ có tài khoản của xã và huyện được cập nhật chi trả. Do vậy công tác chi trả được giao trách nhiệm cho xã và huyện, dữ liệu cập nhật chi trả do xã chịu trách nhiệm và người dân sẽ giám sát trực tiếp qua hệ thống.
- Tổng hợp báo cáo: Hệ thống xây dựng 4 mẫu báo cáo tổng hợp theo quy định, ngoài ra tổng hợp báo cáo trực tiếp trên công thông tin điện tử bằng các số liệu và biểu đồ để cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội và người dân tiện theo dõi.
4.2. Thuyết minh về khả năng áp dụng sáng kiến